Trong một bài thơ ca ngợi Bác Hồ, nhà thơ Tố Hữu viết:
“…Trên đời ai chưa được gặp Bác một lần
Hay đã gặp rồi, hãy nhanh chân
Tiến lên phía trước, trên cao ấy
Vàng ngọc thi đua được mấy lần?...”
Trong đời hoạt động của mình gần 40 năm làm nghề dạy học, tôi đã gặp trực tiếp Bác Hồ một lần và nhiều lần gián tiếp nghe các nhà thơ, nhà văn kể chuyện về Bác Hồ…
Nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/52016), tôi xin kể lại vài mẩu chuyện về Bác Hồ để bạn đọc gần xa thưởng thức, chia sẻ.
Câu chuyện thứ nhất: QUẢ CAM
Nhận lời mời của chính phủ Pháp, ngày 26-7-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm lâu đài Foon –ten-nép-bờ-lô và thăm phái đoàn ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn hội đàm với chính phủ Pháp.
Theo nghi lễ xã giao, sau khi hội đàm đều có đãi tiệc. Biết rõ thị hiếu của người Việt, sau bữa tiệc bộ phận lễ tân Pháp bưng lên những đĩa cam chín mọng trông rất đẹp và hớp mắt. Mọi người dự tiệc ăn cam vui vẻ không câu nệ gì. Riêng Bác Hồ rất tự nhiên lấy một quả cam (khẩu phần của mình) bỏ vào túi và rất vui vẻ tiếp chuyện với các quan khách trong bữa tiệc. Việc làm trên đã lọt vào ống kính các nhà báo. Họ thi nhau chụp ảnh lia lịa và thì thầm, chỉ trỏ và bàn tán về hành vi của một “Nguyên thủ Quốc gia” sao lại có thể làm như vậy?.
Các đại biểu trong phái đoàn của ta mặt đỏ bừng như quả gấc, băn khoăn suy nghĩ về “chiêu thức” của Bác Hồ. Tim họ đập hồi hộp. Muôn cặp mắt như dán về phía Bác Hồ, vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. Riêng Bác vẫn ung dung tự tại bước xuống thang máy cùng phái đoàn ta và Pháp
Đến tầng trệt, Bác thấy mấy em thiếu nhi mặt xanh, da vàng, tấm thân gầy gò len lét vây quanh những nhân viên phục vụ bữa tiệc xin những mẫu bánh mì, bơ sữa và thức ăn còn lại trong bát đĩa.Thấy vậy, Bác Hồ giơ tay làm tín hiệu gọi các em thiếu nhi kia lại và ôm vào lòng như người thân ôm nhau trong phút gặp gỡ sau bao ngày xa cách rồi Bác Hồ thong thả nói bằng tiếng Pháp với các cháu ăn xin “Ngày xưa thực dân Pháp cai trị đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, các em thiếu nhi Việt Nam rất khổ sở. Ngày nay nước Việt Nam đã giành lại chính quyền từ phát xít Nhật và thực dân Pháp. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời.lịch sử dân tộc ViệtNam đã dở sang một trang mới. Cái cảnh các em bé “ da bọc lấy xương” “cù bơ cù bất”, đầu đường xó chợ, nơi công sở không còn nữa. Các em đã được tung tăng cắp sách đến trường. Thay mặt các em thiếu nhi Việt Nam, Bác rất đồng cảm với nỗi khổ của các cháu. Đoạn, Bác lấy quả cam từ trong túi ra tặng em bé và ôm chặt vào lòng âu yếm như một ông tiên trong truyện cổ tích tặng quà cho con trẻ trong lễ Giáng sinh. Sau nhiều phút hồi hộp, nín thở, các đại biểu trong phái đoàn ta vỡ òa niềm xúc động reo to: Bác Hồ thật là một con người vĩ đại!
Riêng mấy người trong đoàn đại biểu Pháp cúi gầm mặt, lầm lũi, mặt như chàm đổ, chân như không nhấc nổi!
Câu chuyện thứ hai: LÀM CÁN BỘ NHƯ VẬY LÀ QUAN LIÊU
Sau 50 năm xa cách quê hương, ngày 14-5-1957, lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Nghệ an nơi Người cất tiếng khóc chào đời.
Trong phút gặp gỡ cán bộ và nhân dân Nghệ an với giọng nói quê hương đầy sâu lắng, Bác như rót vào tai mọi người một âm thanh ngọt ngào, quen thuộc rất đỗi gần gũi yêu thương.
Thưa các cụ phụ lão, các bà mẹ chiến sĩ cùng các cháu thanh thiếu niên nhi đồng và toàn thể đồng bào yêu quí
Quê hương nghĩa nặng tình cao
Hơn năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình
Thông thường những người xa quê lâu năm trở lại có cảm giác mừng mừng tủi tủi. Với tôi có cảm giác mừng mừng vì: Khi ra đi tìm đường cứu nước tôi là một “Vong quốc nô” (Người dân nô lệ) nên rất tủi tủi. Giờ đây sau 50 năm trở lại thăm quê, nước ta đã độc lập, dân ta đã làm chủ nên tôi không mừng mừng sao được?.
Chỉ mấy lời mở đầu vừa sâu lắng, vừa gần gũi lời Bác như có sức cuốn hút tất cả mọi người để hết tâm tư lắng nghe và nuốt lấy từng lời về tình quê hương sâu nặng. Thăm hỏi các cụ phụ lão trong buổi nói chuyện, Bác chỉ cụ ngồi ở phía trên gần lễ đài và thân mật hỏi:
- Xin cụ cho biết nông dân đi cày cần yêu cầu gì?
- Cần ruộng đất, trâu bò và nông cụ.
- Thế cải cách ruộng đất theo cụ có thắng lợi không?
- Thắng lợi
- Có rất nhiều thắng lợi kèm theo bao nhiêu sai lầm của toàn Đảng toàn dân cần kịp thời sửa sai
Nói rồi, Bác lại ân cần hỏi tiếp:
- Ở đây, ai đại diện cho chính quyền thị xã Vinh?
Một chị phụ nữ đứng dậy đáp:
-Thưa Bác, cháu là Lan, đại diện cho chính quyền thị xã Vinh.
Vào thời kỳ này thị xã Vinh đang bước vào thời kỳ khôi phục và cải tạo xã hội chủ nghĩa, Bác ân cần hỏi tiếp:
- Ở Vinh hiện tại có tệ nạn gì?
- Thưa Bác, nạn đầu cơ tích trữ và nạn dốt đang cản bước tiến của thị xã
- Thế cháu hứa đến lúc nào thì thanh toán?
- Đến mùa thu ạ!
- Mùa thu năm 1957 hay 1958 đây? Làm cán bộ như vậy là sa vào tệ nạn quan liêu rồi đấy!
Như biết lỗi của mình, chị Lan đáp:
-Cháu xin hứa đến hết mùa thu 1957 sẽ thanh toán hai thứ tệ nạn trên
-Tốt! tốt!
59 năm trôi qua (1957-2016) trôi qua, giờ đây nhớ lại nhân dịp bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, ta cần chọn những đại biểu có phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ xứng đáng là công bộc của dân để đưa đất nước đi lên. Điều cần tránh và phải tránh là tệ quan liêu, tham nhũng.
Câu chuyện thứ ba: QUA CÂU ĐỐI THOẠI CỦA CHÁU BÉ,BÁC BIẾT CÁCH ĐẶT TÊN CON CỦA DÂN TA.
Trên đường đi công tác, Bác Hồ và mấy anh cận vệ ghé vào một ngôi nhà của đồng bào ở vùng chiến khu Việt Bắc. Ngôi nhà trống trải, chỉ có 1 em bé trạc 7, 8 tuổi ăn mặc trần truồng, chỉ có một cái quần xà lỏn.
Sau khi quan sát ngôi nhà, sự bày biện nội thất, Bác tiến lại gần em bé và thân mật hỏi chuyện:
- Mẹ cháu đi đâu?
Em bé rất vô tư và nhanh nhảu đáp:
- Mẹ tao đi chợ
- Cha cháu đi đâu?
- Cha tao đi cày
Các chú cảnh vệ lao lung suy nghĩ chưa tìm được câu giải đáp vô tư, trả lời cộc lốc của 1 em bé ( có thể nói là vô lễ đối với một cụ già).
Khác với nỗi băn khoăn với mọi người trong chuyến đi, Bác Hồ âu yếm em bé và ôm vào lòng, âu yếm vuốt tóc em, tay chân, bụng rồi vừa cười vừa hỏi:
-Thế chị Thanh của cháu đi đâu?
- Muôn cặp mắt đỏ dồn về phía Bác Hồ, hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và vỡ òa khi nghe em bé trả lời 1 cách dứt khoát:
- Chị Thanh của Tao đi chợ cùng mẹ
Đến lúc này mấy chú cảnh vệ và mấy người cùng đi mới tấm tắc ca ngợi tài thông tuệ của Bác Hồ đã tiên đoán được câu trả lời của em bé: “ Tao là tên của em bé chứ không phải là cách xưng hô hỗn xược”, vì nhân dân ta khi đạt tên cho con bao giờ cũng theo một thông lệ thường gặp như Thanh rồi Tao, nhân rồi Nghĩa.V..V.
Cái tài phán đoán của Bác Hồ trong mọi việc thật đại tài, đại trí, đại nhân, đại dũng như nhà văn Quách Mạt Nhược Trung Quốc đã ca ngợi quả thật không sai.
Ngày 9-5-2016
Trần Văn Tuân
Chủ tịch Hội CGC Đồng Phú